Chủ đề: Cách chữa bệnh hôi miệng bằng phương pháp dân gian từ gừng tươi
Hôi miệng được xem là nỗi đau đầu của ai đang mắc phải. Bởi nó được cho là rào cản giao tiếp của người bệnh đối với mọi người xung quanh. Trong bối cảnh đó, nhiều phương pháp điều trị hôi miệng đã được truyền tay nhau áp dụng phổ biến, nhưng nổi bật nhất là cách chữa bệnh hôi miệng bằng phương pháp dân gian từ gừng tươi.
Vậy trong gừng tươi có gì mà lại được xem là cách chữa bệnh hôi miệng hiệu quả và cách chế biến gừng tươi như thế nào để trị bệnh. Nếu bạn đang muốn tìm một phương pháp đơn giản, hiệu quả và an toàn thì hãy tham khảo ngày bài viết dưới đây nhé
Tóm Tắt Nội Dung
- 1 Khái niệm về căn bệnh hôi miệng
- 2 Gừng là một loại thực phẩm như thế nào?
- 3 Tại sao gừng tươi được xem là cách chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian hiệu quả?
- 4 Cách chữa trị hôi miệng đơn giản tại nhà từ gừng tươi
- 5 Một số lưu ý khác khi sử dụng cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà
Khái niệm về căn bệnh hôi miệng
Hôi miệng hay còn được hiểu là chứng hôi miệng. Là một chứng bệnh khi người bệnh phát ra hơi thở thì mang một mùi hôi hoặc khi nói chuyện giao tiếp với người khác thì có mùi rất khó chịu. Theo thống kê thì có khoảng 20% người tìm đến nha khoa là mắc bệnh hôi miệng.
Chúng ta phải phân biệt rõ ràng 2 căn bệnh là hôi miệng và chứng thở hôi. Hôi miệng là mùi hôi xuất phát trong miệng, còn thở hôi là khi không nói chỉ thở cũng đã phát ra mùi hôi.
Hôi miệng làm cho bản thân mặt cảm. tự ti với bản thân, ngại .giao tiếp với mọi người, do bị mọi người xa lánh, tránh né mỗi khi tiếp xúc.
Bệnh hôi miệng đúng thực là một cơ đau đầu cho những ai đang mắc phải, nó có thể đến bất kỳ do nào, bất kỳ độ tuổi nào.
Dấu hiệu bị hôi miệng là gì?
Không ít người mắc bệnh hôi miệng mà không nhận ra, đến khi người giao tiếp than phiền thì mới biết. Sau đây chúng tôi sẽ đưa ra một số triệu chứng hôi miệng phổ biến để các bạn có thể nắm bắt được.
Mắc các vấn đề về răng miệng
Bạn nên đến các nha khoa để kiểm tra về răng miệng của bản thân mình. Nếu các nha sĩ chẩn đoán bạn bị sâu răng, viêm lợi, hay một số bệnh răng miệng khác thì bạn nên điều trị dứt điểm. Để lâu ngày có để dẫn đến hôi miệng.
Theo thông kê chỉ có 20% người dân Việt Nam đến nha khoa
Thường xuyên bị khô môi, tiết nước bọt ít
Đây là một trong những dấu hiệu dễ dàng nhận biết. Bởi nước bọt ít thì không thể tiết đủ enzym giúp khử mùi trong miệng.
Hơi thở xuất hiện mùi khó chịu
Biểu hiện này rất đơn giản nhận biết, bạn có thể thực hiện ngay lập tức khi đọc bài viết này.
Bạn chỉ cần đưa tay vào miệng thở một hơi thật mạnh rồi đưa lên mũi ngửi. Nếu có mùi hôi thì bạn nên tìm giải pháp điều trị ngay lập tức. Tránh để tình trạng kéo dài
Chứng bệnh hôi miệng sinh ra từ đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hôi miệng có thể kể đến như:
Chăm sóc răng miệng kém
Nguyên nhân đầu tiên cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng cao nhất.
Khi bạn vệ sinh răng miệng không sạch. Các thức ăn vẫn còn bám ở các khe răng. Lâu ngày sẽ gây mùi thối, thậm chí như phân. Các vi khuẩn cũng sẽ lợi dụng điểm này mà xâm nhập.
Một vấn đề khi chăm sóc răng miệng nữa là có thể bạn quên chăm sóc phần lưỡi. Hoặc không vệ sinh theo đúng lời khuyên của nha khoa (vệ sinh 2 lần trở lên trong 1 ngày).
Ăn hoặc uống thức ăn có mùi
Có rất nhiều thức ăn gây nặng mùi có thể kể đến như: mắm tôm, tỏi, hành tây, cà phê. Các thức ăn này làm cho hơi thở bạn không thể giải phóng lượng lưu huỳnh ra khỏi răng miệng (một chất có mùi như trứng thối).
Các thực phẩm này rất khó bay mùi. Vì thế khi bạn sử dụng thường sẽ gây đến tình trạng hôi miệng kéo dài.
Thực hiện chế độ ăn kiêng
Nghe có vẻ không liên quan, nhưng sự thật là vậy. Việc kiêng ăn là làm bạn hấp thụ ít Protein và Carbs sẽ làm bạn không đủ năng lượng để đào thải các chất dư thừa ra ngoài từ đường hậu môn, nước tiểu và hơi thở.
Hút hoặc nhai thuốc lá
Một nguyên cũng rất phổ biến trong vấn đề hôi miệng đó là hút thuốc. Thông thường những ai bị hôi miệng từ thuốc lá thì họ sẽ không nhận ra được. Do mùi hôi đã bám vào quần, áo. Lâu ngày làm họ quen dần với mùi đó, dẫn đến mất cảm giác với mùi hôi.
Uống rượu
Môi trường chứa nhiều mùi rượu bia, chính là nơi vi khuẩn dễ phát triển và xâm nhập nhất. Không những thế rượt bia còn làm cho môi bạn khô, gây nhiệt miệng.
Bị nghẹt mũi hoặc dị ứng?
Thông thường nếu bạn bị nghẹt mũi hoặc dị ứng thì bạn sẽ ít thở bằng mũi và thay vào đó bằng miệng nhiều hơn. Việc này sẽ làm cho các mô bị khô tuyến nước bọt hoạt động liên tục. Lâu ngày, sẽ không đáp ứng đủ để đào thải mùi hôi. Từ đó gây hôi miệng.
Bị các vấn đề về dạ dày
Ợ chua, ợ hơi, trào ngược axit hoặc trào ngược thực quản cũng là một nguyên nhân làm bạn bị hôi miệng. Nhưng hôi miệng ở trường hợp này cũng là một triệu chứng để bạn nhận biết mình đang có vấn đề về dạ dày. Bạn có thể điều trị bệnh dạ, nếu hết tình trạng hôi miệng cũng có thể sẽ không còn.
>Xem chi tiết: Cách nhận biết hôi miệng
Gừng là một loại thực phẩm như thế nào?
Gừng có tên tiếng Anh là Zingbiger Offcinale Rose, hay còn có tên gọi khác là sinh khương, can khương, sung.
Gừng có tính cay, vị nóng. Thường được trồng ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Viết Nam. Gừng thường được thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu.
Gừng có vị cay tính nóng
Cấu tạo của gừng ra sao?
Gừng là một loại cây sống lâu năm, chiều dài từ 40cm – 80cm. Phân thành nhiều nhánh rễ và bò ngang dưới đất. Lá gừng mọc so le với rễ cây, lá có màu xanh, hình mác thuôn, dài từ 15cm -20cm, rộng 2cm.
Thân rễ (hay còn được gọi là củ) có nhiều hình dạng khác nhau, không cố định. Bên ngoài cũ có màu vàng đất, có những vết nhăn dọc cũ. Bên trong gừng có màu vàng nhạt.
Thành phần hóa học của gừng gồm những gì?
Thành phần của gừng có rất nhiều chất như:
Chất béo
Nhựa dầu
Tinh dầu
Chất cay
Gừng có tác dụng gì?
Gừng có rất nhiều công dụng và từng bộ phận của gừng cũng sẽ có công dụng khác nhau.
Gừng sống sẽ giúp bạn chống nôn ói, giảm bệnh phong hàn.
Gừng khô sẽ giúp bạn ấm tỳ vị.
Gừng đốt cháy thường được gọi là hoắc hương, được tẩm vào đồng tiện, có vị hơi đắng, giúp can thận bạn được ấm, gián hư hỏa.
Khương bì là tên gọi của vỏ gừng, có tác dụng lợi tiểu. Bên cạnh đó gừng có thể kết hợp với một số loại thuốc Đông Y khác để trị bệnh.
Ngoài ra, gừng còn có một số tác dụng khác như:
Một trong những tác dụng phổ biến nhất chính là gia vị. Gừng được cho vào món ăn để khử mùi hôi của thịt, cá, vịt. Đồng thời giúp món ăn có mùi thơm, tạo sự ngon miệng khi thưởng thức.
Do có tính cay, thơm nồng và thường được thêm vào trong các món ăn nên gừng có thể giữ ấm cơ thể, chữa cảm cúm, sốt cao liên tục.
Bên cạnh đó vào những ngày đau bụng do kinh nguyệt các chị có thể dùng gừng để làm dịu cơn đau.
Cuối cùng, gừng còn hỗ trợ điều trị các về xương khớp, thoái hóa khớp và giảm stress.
Tại sao gừng tươi được xem là cách chữa hôi miệng bằng phương pháp dân gian hiệu quả?
Như chúng tôi đã nói ở trên, gừng có khả năng trị rất nhiều loại bệnh nhưng trong đó nổi bật nhất phải nói đến khả năng trị hôi miệng.
Trong gừng có hàm lượng tinh dầu, zingiberen, borneol, zingeron, giúp bạn khử đi mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, trong gừng còn có hợp chất 6-gingerol, một hợp chất giúp kích thích các enzym trong tuyến nước bọt tiết ra phân hủy các cặn bã, mảng bám có trong miệng, tạo cho bạn một hơi thở thơm mát.
Đặt biệt, lượng ion natri trong nước bọt cũng sẽ được tăng lên nhờ hàm lượng axit citric có trong gừng, qua đó cũng sẽ giúp khử mùi hôi miệng.
Cách chữa trị hôi miệng đơn giản tại nhà từ gừng tươi
Chuẩn bị
Chọn những củ gừng tươi, không quá già hoặc khô và 350ml nước.
Thực hiện chế biến
Công đoạn chế biến rất đơn giản
Bước 1: Bạn mang gừng rửa rạch và cắt từng lát mỏng.
Bước 2: Bạn lấy 350ml nước đã chuẩn bị mang đi đun sôi.
Bước 3: Bạn thả từng lát gừng đã cắt vào nước và đun khoang 10 phút.
Bước 4: Lọc bỏ phần vỏ, chỉ lấy phần nước và sử dụng.
Lọc bỏ phần xác chỉ giữ lại nước
Cách sử dụng
Có 2 cách để sử dụng phần nước gừng trị hôi miệng.
Cách 1: Mỗi ngày bạn dùng nước gừng đó súc miệng 2-3 lần. Sử dụng điều đặn trong 1 khoảng thời gian dài.
Cách 2: Dùng nước gừng đó uống mỗi ngày.
Hiệu quả
Việc bạn dùng gừng súc miệng hay uống mỗi ngày sẽ làm cho miệng bạn không còn mùi hôi. Bên cạnh đó nước gừng sẽ len lỏi vào răng miệng, tiêu diệt vi khuẩn, mảng bám. Đồng thời còn giúp cho bạn phòng chống một số bệnh khác. Rất nhiều công dụng tuyệt vời phải không nào.
Sử dụng nước gừng để súc miệng mỗi ngày giúp bạn giảm đi mùi hôi miệng
Một số lưu ý khác khi sử dụng cách chữa bệnh hôi miệng tại nhà
Phải nói cách chữa hôi miệng tại nhà từ gừng rất đơn giản và hiệu quả. Tuy nhiên mọi người cũng cần phải nhớ một số lưu ý sau:
- Chỉ được cắt dừng thành từng lát mỏng, tuyệt đối không được bỏ vỏ, vì như thế sẽ làm giảm công dụng đáng kể từ gừng.
- Những người mắc bệnh tim, tiểu đường, người hay bị say nắng và phụ nữ đang mang thai thì nên hạn chế sử dụng gừng, vì sẽ ảnh hưởng đến bệnh.
- Điều kế tiếp là tuyệt đối không áp dụng cho những người chuẩn bị mổ và sau khi phẫu thuật.
- Trong quá trình sử dụng nước gừng để trị hôi miệng thì không dùng chung với các loại kháng sinh khác.
Như vậy, phía trên bài viết chúng tôi đã giải quyết giúp bạn vấn đề cách chữa bệnh hôi miệng bằng phương pháp dân gian từ gừng tươi. Có thể thấy được đây là một biện pháp khá hiệu quả và dễ dàng thực hiện tại nhà. Hơn nữa, nó cũng tiết kiệm chi, giúp an toàn không tác dụng phụ như khi dùng tân dược. Chúc bạn thực hiện thành công phương pháp để giảm đi mùi hôi miệng của bản thân.
Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy thường xuyên truy cập vào Website: Cachtrimuicothe.com để theo dỗi các bài viết mới nhất về các vấn đề hôi miệng