Chủ đề: Có nên nhổ răng khôn không?
Răng khôn là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng, thường thì răng khôn khi mọc sẽ khiến chúng ta cảm thấy đau nhức, thời gian răng nhô ra khỏi lợi tương đối lâu. Bởi thế, rất nhiều người tiến hành nhổ răng khôn để giảm đau, tránh một số biến chứng răng miệng khác. Tuy nhiên, cũng có một số người lại cho răng, không nên nhổ răng khôn vì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi có nên nhổ răng không không.
Tóm Tắt Nội Dung
Răng khôn là gì?
Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ ba, vị trí mọc của răng khôn là ở cuối cùng trong hàm, sát với khớp quai hàm. Thông thường, con người ở độ tuổi từ 17 đến 25 thì răng khôn bắt đầu mọc. Cũng có một số trường hợp giai đoạn này diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn. Mỗi người sẽ có 4 răng khôn, 2 cái hàm trên và 2 cái hàm dưới, mọc sau cùng khi 28 cái răng còn lại đã hoàn thiện.

Răng khôn là răng số 8 mọc trong cùng của hàm
Sở dĩ, người ta gọi 4 chiếc răng số 8 này là răng khôn bởi độ tuổi mọc răng cũng là lúc chúng ta đã trưởng thành. Ở độ tuổi này, con người đủ khả năng nhận thức mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Răng khôn khi mọc có thể đúng vị trí nhưng cũng có thể sẽ đâm lệch làm cho mọi người cảm thấy vô cùng đau đớn. Thời gian mọc răng khôn lâu hơn các vị trí răng khách vì không gian chật chội, đầu răng khó nhô ra khỏi lợi.
Dấu hiệu mọc răng khôn
Câu hỏi có nên nhổ răng khôn không thường được đặt ra khi chúng ta bắt đầu có các dấu hiệu mọc răng như dưới đây:
- Phần hàm của mọi người có cảm giác đau nhức, ban đầu là đau nhẹ và trở nên nghiêm trọng dần.
- Lợi ở phần trong cùng cả hàm răng dày hơn, cảm nhận bằng lưỡi sẽ thấy hơi cộm.
- Nướu răng có màu đỏ hoặc bị sưng tấy.
- Người mọc răng khôn cảm thấy khó nhai, khó mở hàm rộng hơn so với bình thường.
- Phần lợi vị trí răng khôn có thể bị nứt ra, chảy dịch hôi.
- Nếu răng mọc sai vị trí gây cảm giác đau nhức dữ dội, sưng tấy nghiêm trọng.
- Hầu hết những người mọc răng khôn đều bị sốt nhẹ, nếu tình trạng viêm nhiễm xảy ra thì nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn.
Răng khôn mọc gây nên rất nhiều khó chịu, bất tiện cho mọi người. Vì thế, chúng ta phải hết sức chú ý, theo dõi để biết răng có mọc đúng vị trí hay không. Nếu quá đau hay viêm nhiễm thì cần đến cơ sở Y tế nha khoa để bác sĩ kiểm tra, xử lý đúng hướng.
Có nên nhổ răng khôn không?
Giải pháp nhanh chóng nhất giúp mọi người chấm dứt đau đớn do răng khôn gây ra là đi nhổ. Dù vậy, còn có rất nhiều ý kiến tranh cãi về việc không biết có nên nhổ răng không không. Thực tế, việc nhổ hay không nhổ răng khôn này nên lắng nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp bắt buộc phải loại bỏ, một số trường hợp chỉ cần chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà.

Răng khôn gây đau nhức, viêm nhiễm cần phải nhổ bỏ
Trường hợp nên nhổ răng khôn
Không phải cứ mọc răng khôn là chúng ta sẽ đi nhổ, tuy nhiên trong một vài tình huống bắt buộc phải làm thủ thuật này nhằm bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Dưới đây là một số trường hợp cần thiết phải loại bỏ răng số 8:
- Răng khôn bị mọc lệch so với vị trí vốn có, làm cho con người cảm thấy đau nhức, khó chịu. Khi răng đã mọc lệch, sai vị trí thì chắc chắn nó không thể nhô ra khỏi lợi.
- Chức năng ăn và nhai bị giảm do răng khôn mọc lâu ngày chưa xong. Đây là dấu hiệu cho thấy răng đang mọc không đúng vị trí hoặc đã bị viêm nhiễm.
- Răng mọc lệch, chèn ép răng bên cạnh làm cho cả hàm răng bị xô lệch theo.
- Hàm bị tổn thương nghiêm trọng do có u nang xung quanh vị trí răng khôn.
- Lợi bị sưng tấy, chảy mủ, chảy máu, có mùi hôi tanh.
- Khu vực mọc răng bị nhiễm trùng, hoại tử.
Như thế, chúng ta bắt buộc phải nhổ đi chiếc răng khôn gây cản trở tới cuộc sống và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Việc nhổ răng này không làm cho chức năng nhai bị hạn chế bởi các vị trí răng hàm khác vẫn đảm nhiệm tốt trọng trách này.
Trường hợp không cần thiết phải nhổ răng khôn
Mặc dù bất cứ ai mọc răng khôn cũng đau nhưng nếu như răng mọc ổn định, đúng chỗ thì không nhất thiết phải nhổ răng.

Răng khôn mọc đúng vị trí không cần nhổ
- Răng khôn mọc đúng vị trí, không làm ảnh hưởng đến răng số 7.
- Hiện tượng đau nhức ít, quan trọng nhất là không gây viêm nhiễm, đau nhức, mưng mủ.
- Răng mọc thẳng và khớp với chiếc răng đối diện.
- Những người có chứng bệnh rối loạn đông máu, bệnh thần kinh, huyết áp, tiểu đường, phụ nữ có thai không nên nhổ răng khôn.
Có nên nhổ răng khôn hay không sẽ được bác sĩ chỉ định thông qua việc thăm khám, kiểm tra kỹ lưỡng. Thường thì bác sĩ sẽ yêu cầu chúng ta chụp X-Quang hàm răng để biết vị trí răng mọc, dự đoán trước sự ảnh hưởng của răng số 8 đến lợi, răng số 7 và chức năng nhai nuốt.
Thời điểm nào nên nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là lựa chọn của rất nhiều người nhằm hạn chế đi cảm giác khó chịu do chiếc răng số 8 này gây ra. Tuy nhiên, răng khôn cần phải được nhổ đúng thời điểm mới đảm bảo an toàn cho mọi người. Thời điểm tốt nhất để nhổ răng là từ 18 đến 25 tuổi. Thông qua kiểm tra, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác chân răng hình thành đến đâu. Nếu chân răng đã hình thành được ⅔ thì thủ thuật này mới có thể thực hiện.

Nên nhổ răng số 8 khi chân răng hình thành gần đủ
Ở độ tuổi ngoài 35 trở đi, việc nhổ răng khôn tương đối khó khăn. Vì lúc này xương đã cứng và đặc hơn. Biến chứng xảy ra trong lúc nhổ răng ở độ tuổi này cũng cao hơn rất nhiều. Vì thế, hãy nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ chính mình.
Biến chứng có thể gặp với răng khôn
Dù đã đưa ra quyết định có nên nhổ răng khôn hay không thì mọi người vẫn phải sẵn sàng đối mặt với các biến chứng mà chiếc răng sau cùng này có thể gây ra.
- Biến chứng khi không nhổ răng không trong trường hợp cần thiết: Nếu bác sĩ đã khuyến cáo nên nhổ chiếc răng số 8 đi thì bạn nên nghe lời và thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi nếu bạn cố tình giữ lại chiếc răng khôn này sẽ có nguy cơ: Bị viêm lợi trùm, viêm nha chu, răng mọc chen chúc, biến dạng cấu tạo hàm răng, sâu răng, nhiễm trùng, viêm mô tế bào,…
- Biến chứng có thể gặp sau khi nhổ răng: Vì nhổ răng khôn chúng ta sẽ phải áp dụng phẫu thuật. Mặc dù phẫu thuật này không quá nguy hiểm nhưng vẫn có nguy cơ bị: Đau buốt kéo dài, chảy máu trong nhiều ngày, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh,…
Trong bất cứ trường hợp nào, nếu thấy có dấu hiệu bất thường phải ngay lập tức đến gặp bác sĩ nha khoa để xử lý kịp thời.
Cách giảm đau do răng khôn gây ra
Răng khôn mọc làm chúng ta đau nhức, nhổ răng khôn cũng sẽ khiến mọi người chịu đau đớn vài ngày. Để hạn chế cơn đau nhức đó hãy áp dụng một số phương pháp sau:

Chườm đá để giảm đau khi mọc răng khôn
- Chườm lạnh ở vùng bị đau, nên cho nước đá hoặc đá viên vào một chiếc khăn, bọc lại và chườm đều trong tầm 10 đến 15 phút. Không nên chườm nóng để tránh làm giãn mạch máu, tình trạng chân răng chảy máu sẽ gia tăng.
- Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng bàn chải thật mềm làm sạch nhẹ nhàng từng góc trong miệng. Vi khuẩn càng nhiều càng dễ dẫn tới viêm nhiễm, đau nhức.
- Tránh ăn đồ cứng hay cay nóng, nên ăn đồ mềm và nhiều vitamin.
- Có thể dùng nước lá trà xanh, nước muối pha loãng súc miệng mỗi ngày 2 đến 3 lần. Tuyệt đối không tự ý lấy tỏi hay bất cứ thực phẩm nào để chữa đau răng khi mọc răng khôn mà không có tư vấn từ bác sĩ.
Lưu ý chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn
Sau khi đã nhổ răng khôn, chúng ta phải có chế độ chăm sóc răng đặc biệt nhằm tránh nhiễm trùng, tránh chảy máu. Đồng thời, việc làm đó cũng giúp cho vết phẫu thuật mau lành và có tính thẩm mỹ.

Tái khám thường xuyên sau khi nhổ răng
Mọi người tuân thủ nghiêm túc mọi hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng cách. Chỉ ăn các thức ăn mềm, không quá nóng hay lạnh khi mà vết thương chưa hồi phục. Tái khám định kỳ, giữ gìn vệ sinh răng miệng tốt mỗi ngày. Đặc biệt, hạn chế tối đa việc dùng tay chạm vào lợi để tránh nhiễm trùng.
Có nên nhổ răng khôn không đã có đáp án chính xác. Tùy thuộc vào từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hoặc giữa lại chiếc răng số 8. Mọi người đến giai đoạn mọc răng khôn cần theo dõi chặt chẽ, chăm sóc răng miệng thật tốt và đi khám để có hướng xử lý tối ưu.
Để biết thêm chi tiết có thể liên hệ qua: Hotline: 1900 2061 hoặc truy cập vào website: cachtrimuicothe.com nhé!