Sâu răng có gây hôi miệng không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, vì chứng hôi miệng và bệnh sâu răng đều là nỗi e ngại lớn. Sâu răng gây khó khăn trong ăn uống, đau đớn và khó chịu, còn hôi miệng khiến việc giao tiếp gặp trở ngại, tạo tâm lý tự ti. Do đó, vấn đề sâu răng và mối liên hệ với chứng hôi miệng thực sự là nỗi trăn trở của bất cứ ai.
Đáp án như thế nào, chi tiết sẽ được nêu rõ trong bài viết dưới đây. Ngoài việc cung cấp thông tin liệu sâu răng có làm miệng nặng mùi hay không, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải tỏa thắc mắc hôi miệng do sâu răng phải làm sao – nếu điều này thực sự xảy ra.
Vì sao khi bị sâu răng trong miệng có mùi?
Miệng có mùi hôi khó chịu thường là triệu chứng điển hình khi bị sâu răng. Trong khi đó, sâu răng là căn bệnh được chẩn đoán dựa trên sự xâm nhập quá mức của vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ở vị trí răng sâu, vi khuẩn sẽ tấn công mạnh mẽ và phân hủy ngay tại đó, rồi chúng bắt đầu tạo mùi và mùi hôi này sẽ lan khắp khoang miệng. Nếu không khống chế mọi chuyện sẽ ngày càng tồi tệ.
Vậy tại sao sâu răng lại hôi miệng? Nguyên nhân và tác động chính gồm những yếu tố sau đây:
Hôi miệng do vi khuẩn tích tụ
Chức năng của răng là nghiền nát thức ăn và thức ăn là nguồn cơn của vi khuẩn. Trong quá trình nghiền thức ăn, một số thực phẩm khó nhai có thể bị mắc kẹt vụn nhỏ trong kẽ răng, bám vào nướu. Chúng mang theo vi khuẩn tấn công men răng, khiến mẻ, vỡ, nứt bề mặt răng, giòn răng.
Nghiêm trọng hơn, răng sẽ bắt đầu hình thành các lỗ sâu và tỏa mùi khó chịu. Chính mùi của những chiếc răng sâu là mùi hôi miệng mà bạn mắc phải.
Vi khuẩn tích tụ ở răng từ thức ăn lâu ngày gây hôi miệng
Hôi miệng do thất bại trong phục hình răng
Các thao tác kỹ thuật phục hình răng để tăng tính thẩm mỹ như niềng răng, cầu răng, mão răng có thể làm mỏng, bào mòn lớp men cứng ngoài răng. Nếu phương pháp này bị hở, sai kỹ thuật khi ăn thức ăn có thể bị mắc kẹt dễ dàng hơn, lâu dần dẫn đến sâu răng và hôi miệng.
Lỗi từ phục hình răng còn đến từ cách chăm sóc sức khỏe răng miệng của mỗi người, cũng như quá trình kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Vì thế với trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nguyên nhân.
Sâu răng do bệnh nướu răng dẫn đến hôi miệng
Sâu răng có gây hôi miệng không dĩ nhiên là thắc mắc quan trọng, tuy nhiên việc hiểu lý do vì sao răng sâu hình thành cũng cần thiết không kém, vì nó là mối liên hệ nhân quả. Ở đây, bệnh nướu răng chính là vấn đề chúng ta cần bàn đến.
Khi cao răng tích tụ lâu ngày, nướu suy yếu, vi khuẩn sẽ xâm nhập mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hình thành các túi sâu. Các túi sâu này có thể dẫn đến viêm nha chu nếu chúng bị nhiễm trùng, kèm theo đó là mùi hôi không thể “nhức đầu” hơn. Vậy trong trường hợp sâu răng có nguyên nhân từ nướu, việc hôi thối trong khoang miệng là tình trạng gần như không thể tránh khỏi.
Các bệnh lý về răng miệng
Hôi miệng do lớp phủ lưỡi
Lớp phủ trên bề mặt lưỡi luôn là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn. Răng sâu sẽ có mùi khó chịu nếu các rãnh trên lưỡi tồn tại quá nhiều mảng vụn thức ăn và vi khuẩn. Những lớp rêu trắng trên lưỡi này sẽ bốc mùi hôi, và vi khuẩn tại đó có thể tỏa đi các vị trí khác để tiếp tục tấn công, dẫn đến những cơn hôi miệng không hồi kết.
Ở phần nguyên nhân này, các giải quyết cũng đơn giản vì bạn có thể xử lý sạch vùng rêu lưỡi để kìm hãm. Quan trọng là chúng ta có nhận ra đâu là nguyên nhân dẫn đến chứng hôi miệng khó chịu của mình không? Có nhận ra ngoài yếu tố răng sâu, các tác động khác còn là những gì?
Bợn trắng ở lưỡi cũng là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng
Khô miệng khi sâu răng có thể gây hôi miệng
Sâu răng cùng với các lý do trên đã có thể khiến miệng bốc mùi, nhưng tình trạng sẽ còn tồi tệ hơn nếu miệng bạn bị khô khốc. Vì nước bọt giúp ngăn ngừa vi khuẩn có hại tích tụ, cuốn trôi mảnh vụn thức ăn… nên nếu tuyến nước bọt hoạt động kém đi, miệng sẽ không được làm ẩm, độ pH thay đổi, dẫn đến sự bùng nổ vi khuẩn và tạo điều kiện cho miệng hôi càng hôi.
Sâu răng có gây hôi miệng không?
Qua những phân tích ở phần 1, không khó để kết luận sâu răng có gây hôi miệng không? Và đáp án cho câu hỏi này là có, thậm chí răng sâu còn khiến miệng có mùi hôi vô cùng khó chịu, nặng nề hơn hàng loạt các bệnh lý răng miệng khác.
Bởi khi sâu răng, men răng sẽ bị phá hủy, các túi sâu hình thành, tỏa mùi mạnh mẽ; cùng với đó là sự tích tụ và bùng phát của vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, tồn tại trên lưỡi, răng, nướu… Sự công kích đến từ nhiều phía sẽ khiến miệng bốc mùi nhanh chóng, khó kiểm soát nếu không điều trị từ căn nguyên.
Người bị sâu răng muốn kiểm tra mùi hôi miệng rất đơn giản, bạn có thể lấy tăm bông nhúng vào lỗ sâu răng và ngửi mùi trực tiếp từ dịch tiết ra đó. Bạn cũng có thể thở vào bàn tay và cảm nhận…
Sâu răng là một trong những nguyên nhân chính gây hôi miệng
Quan trọng là cần xác định chính xác lý do răng sâu, và ngoài sâu răng còn bệnh lý kết hợp nào khác không. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm được vị trí tỏa mùi hôi trong khoang miệng là từ đâu, từ túi sâu hay lưỡi, nướu… để có phương án điều trị phù hợp.
Không ít người đặt câu hỏi hôi miệng do sâu răng phải làm sao, và cứ luôn lo lắng về việc giảm mùi mà quên mất rằng, muốn biết cách chữa cần biết nguyên nhân bệnh hình thành. Do đó khi sâu răng hoặc hơi thở nặng mùi, nếu có điều kiện tốt nhất bạn cần đến bệnh viện, nha khoa thăm khám để tìm gốc rễ.
Các biện pháp trị sâu răng do hôi miệng
Ở 2 phần trên, chúng ta đã biết sâu răng có gây hôi miệng không, phần tiếp theo này, bạn sẽ được cung cấp thông tin về các phương pháp điều trị chứng sâu răng do hôi miệng. Sau điều trị, bạn vừa có thể giảm được bệnh sâu răng, vừa lấy lại hơi thở bình thường.
Hiện các nha sĩ đang trị hôi miệng, sâu răng bằng cách tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng phương pháp kỹ thuật, sử dụng thuốc hoặc can thiệp dao kéo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng những cách tự nhiên sau:
Dùng các loại nước súc miệng
Nước súc miệng thảo dược có thể diệt trừ vi khuẩn, sát trùng vòm miệng và làm dịu các túi sâu răng. Komil và Thanh Hương Plus là hai trong các dòng thảo dược súc miệng được chuyên gia khuyên dùng. Bạn có thể tham khảo lựa chọn sử dụng nếu quá bận rộn, không có nhiều thời gian để thực hiện các phương pháp dân gian khác.
Các loại nước súc miệng thông dụng
Komil chứa thành phần thảo dược có lợi cho răng miệng, bao gồm Hoắc hương, Đinh Hương, Đậu Khấu, Cửu Vĩ Mộc Linh Hương, Thanh Mộc Hương… rất tốt trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y Tế nên có thể đảm bảo an toàn với người dùng.
Về Thanh Hương Plus, đây là nước súc miệng nổi tiếng của Đông y Thanh Tuấn, có thể giảm mùi hôi khó chịu, giúp răng lưỡi sạch thơm chỉ sau 1-2 ngày dùng. Sản phẩm đã được cộng đồng người Việt tại Úc, Mỹ… tin dùng.
Thì là
Thì là chứa hàm lượng lớn tinh dầu, có tác dụng diệt trùng, kháng khuẩn, có thể làm sạch răng miệng và kìm hãm sự xuất hiện của vi khuẩn gây hôi miệng. Cây thì là có thể dùng cả lá cả hạt để điều trị bệnh.
Cách thực hiện khá đơn giản, trước tiên bạn cần chuẩn bị 1 thìa mật ong, 2 thìa hạt thì là. Giã nhỏ hạt thì là, sau đó trộn đều với mật ong. Ngậm hỗn hợp này trong 3-5 phút, sau đó nuốt hoặc nhổ bỏ đều được. Mỗi ngày 1 lần, sau 1 tuần sẽ thấy mùi hôi giảm nhanh chóng.
Ngải đắng
Ngải đắng còn gọi là ngải cứu, là một vị thuốc quý trong tự nhiên. Ngoài tác dụng điều hòa kinh nguyệt, ổn định khí huyết, an thai, chữa đau bụng kinh, cầm máu, cảm cúm… ngải cứu còn có tác dụng chữa viêm họng, đau dạ dày, trị hôi miệng.
Nếu bạn thắc mắc sâu răng có gây hôi miệng không và cách điều trị, thì ngải đắng chính là lựa chọn phù hợp. Trong ngải đắng chứa nhiều tinh dầu glucosid, absinthin, absinthole và các vitamin B6, C… nên có thể kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn hôi miệng rất hiệu quả.
Để trị hôi miệng từ ngải đắng, bạn lấy một nhúm rau rửa sạch, ngâm nước muối và nhai sống. Muốn dễ dùng hơn, cũng có thể nấu nước uống dần mỗi ngày.
Đinh hương
Eugenol trong đinh hương có tác dụng làm dịu cơn đau, gây tê nên thường được nha sĩ sử dụng khi nhổ răng. Bên cạnh đó, hương thơm của đinh hương cũng giúp khử mùi hôi miệng rất tốt, đồng thời tăng khả năng kháng vi trùng.
Trước tiên, bạn cần mua một ít hạt đinh hương, mang đi ngâm nước cho mềm ra. Hạt mềm bỏ vào miệng nhai/ngậm từ 1-2 phút. Cứ làm liên tục như vậy, mùi hôi sẽ dần giảm đi.
Giấm táo
Giấm táo giàu vitamin và khoáng chất, chứa nhiều axit amin, axit axetic… là phương thuốc lý tưởng chữa hôi miệng. Trước khi ăn và sau khi dùng bữa xong, bạn chỉ cần uống 1 ly nước có pha loãng với 1 muỗng canh giấm táo là được.
Ngoài ra, súc miệng mỗi ngày với giấm táo pha loãng cũng là cách hay để loại trừ vi khuẩn. Thay vì cứ suy nghĩ về việc sâu răng có gây hôi miệng không, thì bạn cần chữa chứng hôi này ngay từ bây giờ, với cách chúng tôi đã gợi ý.
Chanh
Vitamin C và acid hữu cơ trong chanh có thể khử mùi, diệt khuẩn khoang miệng. Bạn chỉ cần vắt nước cốt 1 quả chanh tươi, hòa vào 300ml nước lọc và súc miệng mỗi ngày, như vậy sẽ ngăn ngừa mùi hôi hữu hiệu, mà lại ít tốn kém.
À như vậy qua bài phân tích, chúng ta đã hiểu lý do sâu răng có gây hôi miệng không, và tại sao sâu răng lại hôi miệng cũng như các cách điều trị phù hợp. Hy vọng bạn sẽ lấy lại tự tin nhanh chóng sau khi loại bỏ mùi hôi khó chịu, bằng những gợi ý đơn giản trên.
MỜI CÁC BẠN XEM VIDEO ĐỂ HIỂU HƠN VỀ HÔI MIỆNG DO SÂU RĂNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thành công vấn đề “Sâu răng có gây hôi miệng không”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào. Hãy truy cập vào Website: CACHTRIMUICOTHE.COM để được chúng tôi tận tình tư vấn. Ngoài ra, nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích. Hãy thường xuyên truy cập vào Website để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức khác về hôi miệng nhé!